TẠI SAO BẠN CẦN THAM DỰ KHÓA HỌC NÀY?

Dàn trải, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và ở không ít doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua. Nguyên nhân đầu tiên kể đến chính là năng lực yếu kém trong việc đánh giá, ra quyết định phê duyệt dự án, mặc dù dù cải cách công tác quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp đã diễn ra trên mọi góc độ trong hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế.

Làm sao phát hiện, ngăn chặn những dự án xấu để không gây lãng phí vốn đầu tư? Làm sao không bỏ sót các dự án tốt trong qui luật ngày càng khan hiếm các nguồn lực? Một đồng vốn của chủ đầu tư bỏ ra, hiệu quả thu được bao nhiêu đều phải được “cân đong” hợp lý nếu cơ chế quản lý, cách nghĩ và hành động dựa trên những nguyên tắc và nguyên lý khoa học và vì lợi ích của chủ đầu tư cũng như của cả đất nước.

Đó là những vấn đề mà những người làm công tác thẩm định dự án đầu tư phải trăn trở, giải quyết. Nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết trên, Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp tổ chức các Khoá học Lập và thẩm định dự án đầu tư.

  1. GIỚI THIỆU KHÓA HỌC:
    • Hướng dẫn nội dung lập một dự án đầu tư theo hướng dẫn của các văn bản pháp quy hiện hành, quy trình thẩm định, phê duyệt của dự án. Quy trình thực hiện dự án đầu tư.
    • Phân tích Báo cáo tài chính: Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
    • Lập Báo cáo ngân lưu dự án
    • Các tiêu chí đánh giá dự án
    • Lạm phát và tỉ giá hối đoái trong thẩm định dự án
    • Kỹ thuật phân tích rủi ro – Chi phí vốn và suất chiết khấu
  1. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
  • Cán bộ – Chuyên viên đầu tư, quản lý dự án các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước;
  • Chuyên viên làm việc cho các chủ đầu tư, Cán bộ – chuyên viên các công ty tư vấn đầu tư xây dựng
  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Kết thúc khóa học, học viên nắm được:

  • Kiến thức và kỹ năng lập và trình bày kế hoạch dự án đầu tư.
  • Giúp chủ đầu tư, các ngân hàng, các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đầu tư để lựa chọn phương án tốt nhất, đầu tư đúng hướng và đạt hiệu quả.
  • Lập các báo cáo tài chính dự toán: báo cáo lãi, lỗ; bảng cân đối kế toán. Lập báo cáo ngân lưu dự án theo hai quan điểm: chủ đầu tư và ngân hàng. Sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền và các tiêu chí đánh giá dự án. Đưa lạm phát vào dòng ngân lưu, tính toán giá trị danh nghĩa và thực.
  • Thẩm định dự án theo các quan điểm khác nhau: quan điểm chủ đầu tư hay cổ đông, quan điểm của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính cho vay, của cơ quan quản lý ngân sách nhà nước.
  • Thực hành thiết lập và thẩm định một dự án đầu tư trên bảng tính Excel.
  • Tiến hành phân tích rủi ro của dự án theo các bước từ đơn giản đến phức tạp: phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng rủi ro. Ứng dụng các chương trình phần mềm phân tích rủi ro (Crystal ball).
  1. THỜI GIAN:
  • Thời gian đào tạo:  Tuần học 2 buổi vào ngày thứ Ba và thứ Năm, dự kiến:1.5 tháng;
  • Tối từ 18:00 đến 21:00
  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Giảng viên:

  1. TS Nguyễn Tấn Bình
  2. TS Phan Đức Dũng
  3. TS Huỳnh Thanh Điền
  4. ThS Đặng Văn Thanh
  5. NCS Lê Quốc Thành

 

STT Nội dung
01 Tổng quát về dự án  – Lập dự án

§  Xác định dự án, mục tiêu dự án

§  Các loại dự án: Dự án mở rộng, nâng cấp, Dự án mới

§  Giới thiệu khung phân tích dự án: Phân tích thị trường; Phân tích kỹ thuật; Phân tích nhân lực; Phân tích tài chính; phân tích rủi ro.

§  Phạm vi khoá học: Phân tích tài chính phân tích rủi ro.

§  Phát tình huống nghiên cứu và thực hành thẩm định “Dự án FISH Co.”

Tổng quan về khung dự án theo quy định hiện hành

§  Nội dung của dự án: quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

§  Các bước thực hiện dự án

02

Kiến thức căn bản sử dụng trong thẩm định dự án

Về: Tài chính – kế toán

§  Các hoạt động doanh nghiệp (hoặc dự án) dưới góc nhìn tài chính

§  Các báo cáo tài chính và mối quan hệ giữa chúng

§  Phân biệt: tài sản, nguồn huy động vốn, lợi nhuận và ngân lưu

§  Tổng quát về dòng ngân lưu (cash flows)

§  Khái niệm và xác định vốn lưu động (working capital) dự án.

Về: Chiết khấu và lạm phát

§  Khái niệm về lạm phát

§  Tại sao phải đưa lạm phát vào ngân lưu dự án?

§  Khái niệm giá trị danh nghĩa và thực

§  Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền

§  Ứng dụng lập lịch vay và trả nợ vay

03

Báo cáo ngân lưu của dự án

§  Dạng thức tổng quát của báo cáo ngân lưu dự án

§  Dòng ngân lưu vào cơ bản (inflows)

–         Doanh thu và điều chỉnh khoản phải thu

–         Thu thanh lý tài sản

–         Thu khác

§  Dòng ngân lưu ra cơ bản (outflows)

–         Chi mua hàng và điều chỉnh khoản phải trả

–         Chi đầu tư ban đầu

–         Chi phí hoạt động

–         Chi trả thuế

–         Chi khác

§  Tổng hợp báo cáo ngân lưu

–         Ngân lưu vào

–         Ngân lưu ra

–                   Ngân lưu ròng (NCF: Net cash flows)

§  Các dòng ngân lưu đặc biệt

–         Chi phí cơ hội; Chi phí chìm

–         Chi phí đất đai

§  Các quan điểm khác nhau khi thẩm định dự án

§  Phân biệt quan điểm Tài chính (chủ đầu tư và nhà cho vay) và quan điểm Kinh tế (chính phủ, địa phương)

§  Báo cáo ngân lưu theo 02 quan điểm:

–         Chủ đầu tư

–         Nhà cho vay

04 Các chỉ tiêu thẩm định dự án

§  NPV, IRR, PP, B/C

§  Ưu khuyết điểm, sự vận dụng và kết hợp các chỉ tiêu thẩm định dự án.

§  Các trường hợp ứng dụng.

§  Hướng dẫn các hàm phân tích tài chính trên Excel: hàm NPV, IRR và các hàm hỗ trợ khác.

Ứng dụng các chỉ tiêu trong thẩm định giá (valuation)

§  Cách nhìn khác về NPV, IRR

§  Vấn đề suất chiết khấu

§  Giải thích NPV, IRR theo hình ảnh lãi suất và theo hình ảnh giá trị tương lai ròng (NFV)

§  Ứng dụng phân tích, định giá chứng khoán, xác định lãi suất thị trường, xác định giá trị doanh nghiệp (value of firm).

05 Chi phí sử dụng vốn suất chiết khấu

§  Khái niệm đòn bẩy tài chính (FL: financial leverage)

§  Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

§  Cách tính suất sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu (RROE) khi không có sẳn giá thị trường.

Suất sinh lời và rủi ro và mô hình CAPM

§  Trò chơi cờ bạc và thái độ trước rủi ro.

§  Rủi ro và Suất chiết khấu

§  Rủi ro và Giá trị hiện tại ròng (NPV)

§  Cơ cấu tài chính, rủi ro tài chính và vấn đề lựa chọn nguồn huy động vốn.

§  Mô hình CAPM và đường thị trường vốn

06 Quy mô đầu tư và thời điểm đầu tư

§  Ôn tập đạo hàm, quy tắc tối đa hoá lợi nhuận.

§  Quy mô đầu tư tối ưu (Optimal Scale)

§  Thời điểm đầu tư và thời điểm thanh lý dự án.

Phân tích rủi ro của dự án

§  Rủi ro: nhận định và mục đích phân tích

§  Kỹ thuật phân tích:

–         Phân tích độ nhạy (sensitivity)

–         Phân tích tình huống (scenario)

–         Phân tích mô phỏng (simulation)

–         Hướng dẫn phân tích trên Excel

–         Hướng dẫn phần mềm Crystal ball

§  Phân tán rủi ro và phòng chống rủi ro

07 Hướng dẫn thực hành tình huống nghiên cứu dự án Đoàn xe vận tải “Sài Gòn Xanh”

§  Thiết lập các bảng dữ liệu ban đầu:

–         Tham số

–         Lạm phát và tỉ giá hối đoái

–         Lịch vay và trả nợ

–         Lịch đầu tư

–         Lịch khấu hao

–         Lịch sản xuất và tồn kho

§  Báo cáo tài chính dự toán (pro-forma financial statement):

–         Doanh thu, chi phí, lợi nhuận

§  Bảng cân đối kế toán

§  Lập báo cáo ngân lưu dự toán (pro-forma cash flow statement):

–         Quan điểm chủ đầu tư

–         Quan điểm ngân hàng cho vay

§  Liên hệ giữa các báo cáo tài chính (vai trò của chúng trong thẩm định):

–         Báo cáo thu nhập (lãi, lỗ)

–         Bảng cân đối kế toán

–         Báo cáo ngân lưu

§  Giới thiệu và khuyến khích thực hành “Bảng cân đối tồn quỹ tiền mặt” (CBS: cash balance statement) 

§  Báo cáo chuyên đề cuối khóa của các nhóm

§  Giải đáp, thảo luận những vấn đề thực tế trong thẩm định dự án.

08 Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế trong các thị trường không biến dạng và không biến dạng

§  Khác biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế

§  Giá kinh tế và giá tài chính

§  Xác định lợi ích kinh tế của dự án

09 §  Giá trị kinh tế của hàng ngoại thương và tỷ giá hối đoái kinh tế

§  Phân tích tác động của các bên có liên quan

§  Thực hành Thẩm định kinh tế dự án

  1. ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN:
  • Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia cao cấp từ các trương Đại học, tập đoàn, công ty sản xuất – kinh doanh – dịch vụ trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy.
  • Đây là các chuyên gia có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, truyền thông và quảng cáo tiếp thị.
  1. 8. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
  • Áp dụng tình huống thực tế ngay trong lớp học: Học viên sẽ tiếp cận ngay công việc thực tế ngay trong lớp học, các bài thực hành là các tình huống thực tế mà doanh nghiệp đang triển khai.
  • Phát huy tư duy giải quyết vấn đề: Học viên được đặt trong một tình huống có tính thử thách để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề thông qua các kiến thức và kỹ năng đã được học.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại: Với hệ thống việc trang bị hiện đại kết hợp phương tiện dạy học mới sẽ giúp học viên phát huy hiệu quả ý tưởng sáng tạo.
  1. HỌC PHÍ:

Chi phí 2.500.000 đồng/ học viên

.10. CHỨNG CHỈ: Chứng chỉ Viện Leadman – Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cấp.

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÃNH ĐẠO & QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

–         Địa chỉ: 275 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM

–         Tel: (028) 383.86.520

–         Hotline: 0127.347.2222

–         Email: leadman@leadman.edu.vn

www.leadman.edu.vn

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

đặng văn thanh

Đặng Văn Thanh

Thạc Sĩ: Đặng Văn Thanh

  • Trưởng Khoa Kinh tế và Luật Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh
  • Nguyên là Phó Khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
  • Chuyên gia về Thẩm định tài chính,
  • Giảng viên Chương trình Kinh Tế Ứng Dụng Fulbright, Hoa Kỳ tại TP. HCM.
  • Giảng viên Viện Quản trị và Tài chính
  • Giảng viên Trường Doanh nhân Top Olympia
lê minh nhựt

Lê Minh Nhựt

Thạc Sĩ: Lê Minh Nhựt

  • Luật sư, Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh
  • Giảng viên, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
  • Chuyên gia cố vấn luật pháp cho các Doanh Nghiệp
  • Trưởng văn phòng luật sư Lê Minh Nhựt
  • Giảng viên Viện Quản trị và Tài chính
  • Giảng viên Trường Doanh nhân Top Olympia
nguyễn duyên linh

Nguyễn Duyên Linh

TS. Nguyễn Duyên Linh tốt nghiệp Học viện Nông học Paris – CH Pháp và Chương trình Fulbright, hiện là giảng viên chuyên ngành Quản lý đất đai, Kinh tế học (Vi mô, Vĩ mô, Kinh tế lượng) tại Đại học Nông Lâm, Đại học Mở và một số trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh.

Ông Linh đồng thời là giảng viên chuyên đề Phong thủy trong chương trình bồi dưỡng kiến thức về bất động sản cho các Tập đoàn tài chính, Công ty Bất động sản và các ngân hàng Sacombank, BIDV…

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

võ văn phú tài

Võ Văn Phú Tài

Ông Võ  Văn Phú Tài tốt nghiệp  Kỹ sư điện tử Trường Đại học Bách Khoa từ năm 1993, đến nay ông đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Quản lý tòa nhà:

  • Từ năm 1994 đến năm 2005: Giám sát viên bảo trì khách sạn Omni, Kỹ sư Công ty Landmark
  • Từ năm 2006 đến năm 2008: Kỹ sư trưởng Tòa nhà Vitek
  • Từ 2008 đến nay: Kỹ sư trưởng Tòa nhà The Manor
lê anh hoàng

Phạm Văn Đức

Ông Phạm Văn Đức: Phó Phòng Dịch vụ Kỹ thuật Toà nhà Công ty TNHH TM DV Sinh Tài. Tốt nghiệp Kỹ thuật điện/Điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM. Hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Quản lý tòa nhà ông đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau:

  • Từ năm 1995 đến năm 2010: Trưởng bộ phận kỹ thuật Công ty Caravelle Hotel, Trung tâm thương mại và căn hộ Parkland
  • Từ năm 2011 đến 2014: Trưởng bộ phận M&E Ngân hàng TMCP Sài Gòn
  • Hiện nay: Phó Phòng Dịch vụ Kỹ thuật Toà nhà Công ty TNHH TM DV Sinh Tài
phạm xuân lãng

Phạm Xuân Lãng

Ông Phạm Xuân Lãng: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Giảng viên Doanh Chủ – Giám đốc QL BĐS Công ty CP An Phú

Từ 2015 đến nay: Giám đốc quản lý bất động sản Công ty CP An Phú.
Từ 2012 đến 2014: Phó Tổng Giám đốc Công ty đầu tư BĐS Tương Lai
Từ 2010 đến 2012: Giám đốc quản lý bất động sản Công ty Colliers Việt Nam.
Từ 2008 đến 2010: Giám đốc Kinh doanh tiếp thị và Quản lý bất động sản Công ty Platinum 1.
Từ 2005 đến 2008: Giám đốc Quản lý bất động sản Công ty Colliers.
Từ 2001 đến 2005:  Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ BĐS Sài Gòn
Từ 1996 đến 2001: Giám đốc Quản lý bất động sản Công ty Chesterton International