Your SEO optimized title

Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

Việc Thẩm định dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xem xét có nên đầu tư cho dự án hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp Qúy khách hàng hiểu rõ hơn về Tầm quan trọng của việc Thẩm định dự án đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư. Việc Thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của hoạt động đầu tư.

Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư
Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

1. Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

  • Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất; ­
  • Giúp cho chủ đầu tư đánh giá được hiệu quả của dự án đầu tư;
  • ­Giúp cho chủ đầu tư dự kiến được những bất lợi có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án;
  • Giúp cho chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư;
  • ­Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô nhiễm môi trường; ­
  • Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ.

2. Vai trò của hoạt động Thẩm định dự án đầu tư

– Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà đầu tư:

  • Thấy được các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ;
  • Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời cao hay thấp;
  • Biết được những rủi ro có thể xãy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư
Tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư

– Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với các đối tác đầu tư và các định chế tài chính:

  • Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn hay không?
  • Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn mà mình bỏ ra;
  • Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư;
  • Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt các về lãi suất và thời hạn trả nợ vay.

– Vai trò thẩm định dự án đầu đối với nhà nước:

  • Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội;
  • Đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ đó có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu và bảo vệ những dự án tốt không bị loại bỏ;
  • Có căn cứ để áp dụng chính sách ưu đãi nhằm hổ trợ nhà đầu tư.

Trên đây là những thông tin về Tầm quan trọng của việc Thẩm định dự án đầu tư mà leadman gửi đến Qúy khách hàng. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có những bước đi đúng đắn nhưng để ngăn chặn được những rủi ro không đáng có thì trước khi quyết định đầu tư đối tác cần phải được tư vấn từ những luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Luật sư tư vấn trên địa bàn TPHCM có thể nói rất nhiều nhưng để tìm luật sư tư vấn giỏi, uy tín là cả một vấn đề. Đến với leadman, chuyên gia hàng đầu của chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất mà  khách hàng đang boăn khoăn tìm kiếm. Hiểu được điều đó, leadman mang đến cho Qúy khách hàng Dịch vụ Tư vấn thẩm định dự án đầu tư chuyên nghiệp , bao gồm:

  • Thẩm định về năng lực tài chính, khả năng vốn để thực hiện dự án của chủ đầu tư; ­
  • Thẩm định về nguồn vốn đầu tư của dự án; ­
  • Thẩm định về dự toán vốn đầu tư, chi phí đầu tư các hạng mục của dự án; ­
  • Thẩm định, đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án; ­
  • Thẩm định về kỹ thuật, công nghệ của dự án; ­
  • Thẩm định về cơ cấu tổ chức, nhân lực của dự án; ­
  • Thẩm định về kinh nghiệm quản lý, năng lực của chủ đầu tư;
  • Thẩm định, đánh giá về chất lượng sản phẩm ­ Đánh giá về giá bán, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; ­
  • Thẩm định về doanh thu; ­
  • Thẩm định về chi phí hoạt động của dự án; ­
  • Thẩm định về hiệu quả tài chính dự án đầu tư; ­
  • Thẩm định về dòng tiền của dự án; ­
  • Thẩm định về khả năng trả nợ, khả năng hoàn vốn đầu tư của dự án; ­
  • Thẩm định độ nhạy và rủi ro liên quan đến dự án; ­
  • Thẩm định hiệu quả kinh tế ­ xã hội của dự án.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *