Quản trị doanh nghiệp nhỏ trước những thách thức lớn
Dù với quy mô lớn hay nhỏ, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức thông thường bao gồm quản trị nhân sự, xây dựng thương hiệu và văn hóa tổ chức… Tuy nhiên, có những thách thức đặc biệt mà chỉ những doanh nghiệp nhỏ mới phải đối mặt còn những công ty lớn đều đã từng trải qua trước đó.
Cân bằng giữa mức độ tăng trưởng và chất lượng
Quản trị doanh nghiệp nhỏ sẽ có những giai đoạn mà các vấn đề phát sinh từ việc mở rộng doanh nghiệp sẽ đe dọa đến lợi ích chung của công ty. Tại một số thời điểm doanh nghiệp phải chấp nhận từ bỏ một số lợi ích của mình để mở rộng quy mô cho dù đó là dịch vụ hay sản phẩm – điều này đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo không thể quản lý trực tiếp tất cả các mối quan hệ khách hàng hay kiểm tra mọi chi tiết.
Tuy nhiên sự thật là việc quá chú trọng đến tiểu tiết hay quản lý theo kiểu vi mô đối với một doanh nghiệp đang muốn mở rộng hay tăng trưởng sẽ khó có thể khiến cho một doanh nghiệp thành công. Vì vậy nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải cân nhắc thận trọng khi quyết định mở rộng quy mô công ty mình. Cần hiểu rằng có một sự khác biệt khá lớn giữa việc làm ra một sản phẩm chất lượng kém và nỗi ám ảnh về một sản phẩm hoàn hảo. Và vì thế nên việc cân bằng lợi ích giữa chất lượng và việc tăng trưởng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ doanh nghiệp – người duy nhất tạo ra các quy trình để có thể vừa cho phép mở rộng quy mô mà không làm ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp.
Quản lý tài chính – vốn lưu động Quản trị doanh nghiệp nhỏ trước những thách thức lớn
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có đủ tiền mặt để chi trả các hóa đơn bởi sẽ có những biến cố làm hao tốn nguồn vốn và đồng thời tạo áp lực lên những quyết định của nhà lãnh đạo. Để ngăn chặn vấn đề này, các doanh nghiệp nhỏ phải có lượng vốn lưu động dồi dào hoặc có khả năng tạo thêm nguồn thu để củng cố lượng dự trữ tiền mặt khi cần thiết. Điều này là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ được xây dựng song song khi mà các nhà điều hành vẫn đang làm việc cho một công ty khác. Mặc dù việc này khiến họ không thể hoàn toàn tập trung vào công việc kinh doanh nhưng chắc chắn là công ty cũng không thể phát triển nếu cạn vốn.
Sự mệt mỏi và áp lực
Thời gian, công việc và áp lực liên tục làm kiệt sức cả những người đam mê nhất. Phần lớn các nhà điều hành doanh nghiệp, ngay cả những người thành công nhất, đều phải làm việc nhiều hơn so với các nhân viên của họ. Hơn nữa, việc họ sợ rằng công việc kinh doanh sẽ bị trì trệ nếu vắng mặt họ, khiến họ không bao giờ dùng các đợt nghỉ phép của mình để nghỉ ngơi hay nạp lại năng lượng.
Mệt mỏi kéo theo sự kiệt sức bởi áp lực thời gian và kết quả công việc, đã dẫn đến những quyết định vội vàng, thậm chí là việc từ bỏ sự nghiệp của mình. Duy trì nhịp độ công việc sao cho việc kinh doanh đi lên mà không tạo ra quá nhiều áp lực lên nhà điều hành doanh nghiệp là một thách thức mà bạn đương nhiên phải vượt qua trong quá trình phát triển một công ty nhỏ