Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

Tầm vóc và khả năng của giám đốc điều hành thường được thử thách và khẳng định qua những biến cố mà điển hình là khủng hoảng nội bộ. Nhà điều hành nào kiểm soát tốt khủng hoảng và không để chệch khỏi tầm nhìn chiến lược đã định sẵn sẽ là thuyền trưởng đưa doanh nghiệp vượt qua sóng gió.

Khủng hoảng nhân sự – bài toán thử thách khả năng quản trị nguồn nhân lực

Khủng hoảng nhân sự cấp cao có thể xảy ra cho bất kì doanh nghiệp nào. Ví dụ năm 2007, Toyota đã để mất Jim Press – CEO Toyota tại Bắc Mỹ vào tay hãng Chrysler. Năm 2008, 2 chuyên gia thiết kế cao cấp Kevin Fox và Alexander Limi đã từ bỏ Google để sang các công ty nhỏ hơn. Tại Việt Nam, tập đoàn FPT từng xảy ra khủng hoảng nội bộ khiến chính chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định “chuyển giao lãnh đạo ở FPT không dễ” và phải quay trở lại chiếc ghế CEO.

 

Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ
Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

Giám đốc điều hành có trách nhiệm huy động sự tham gia của cấp dưới cũng như các nguồn lực trong nội bộ doanh nghiệp để xử lý vấn đề. Đặc điểm nổi bật của một cuộc khủng hoảng nội bộ là nó có thể dẫn đến những sự thay đổi nhanh chóng, khiến các CEO buộc phải linh hoạt, không thể bám chặt lấy một chiến lược duy nhất. Họ phải không ngừng tiếp nhận thông tin mới, lắng nghe kỹ càng, và bàn bạc với các chuyên gia.

Có thể thấy khủng hoảng nhân sự xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Chế độ đãi ngộ cạnh tranh của đối thủ, môi trường làm việc hay đội ngũ cấp cao hiện thời không theo kịp tốc độ phát triển của doanh nghiệp… Lúc này, dự liệu các hệ lụy mà doanh nghiệp có thể phải đối diện: bộ máy điều hành xáo trộn, hoạt động kinh doanh bị đình trệ. Từ đó, giám đốc điều hành sẽ đưa ra ý kiến chỉ đạo, thông báo đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề và phản ứng trước tình hình một cách khẩn trương nhưng không hấp tấp.

Khủng hoảng truyền thông nội bộ – Cơn ác mộng dành cho tất cả CEO

Một doanh nghiệp muốn thành công phải là một doanh nghiệp thật sự hiểu nội bộ của mình. Truyền thông nội bộ là việc củng cố tầm nhìn, giá trị và văn hóa tổ chức ở nhân viên trong doanh nghiệp. Từ đó nhân viên có thể tiếp tục truyền tải với đồng nghiệp và ra bên ngoài.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động truyền thông nội bộ cũng diễn ra suôn sẻ. Loại hình khủng hoảng này diễn ra ở rất nhiều tổ chức. Mà xuất phát điểm thường là không tìm được tiếng nói chung giữa đội ngũ nhân viên với ban lãnh đạo cấp cao.

Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ
Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

Trước những hoàn cảnh đó, CEO đóng vai trò rất quan trọng trong việc thống nhất quan điểm. cách thức xử lý của ban lãnh đạo cấp cao trước khi có bất kỳ phát ngôn, hành động điều hòa mâu thuẫn nào. Điều khó khăn đối với giám đốc điều hành lúc này. chính là cân bằng được lợi ích kinh doanh với lợi ích lao động của đông đảo nhân viên trong công ty. Do đó, ngay từ đầu, CEO phải thiết lập được các dự báo rủi ro và hoạch định chiến lược phòng tránh.

Để quản trị khủng hoảng truyền thông nội bộ

giám đốc điều hành có trách nhiệm dẫn dắt tạo ra các kênh thông tin .giúp nhân viên hiểu được tình hình của doanh nghiệp. đồng thời mở ra các kênh trao đổi thông tin giữa nhân viên và ban điều hành, nhân viên và lãnh đạo. Không những vậy, CEO phải đảm bảo đội ngũ các giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc Marketing… đã truyền tải đầy đủ, chính xác cho mỗi nhân viên họ trực tiếp quản lý về tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp để các phòng ban phối hợp nhịp nhàng, giảm bớt tình trạng chồng chéo công việc, tranh chấp quyền lợi.

Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ
Vai trò của giám đốc điều hành khi khủng hoảng nội bộ

CTY Truyền thông: http://npm.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *